Chào tháng 8 ! Rinh thùng nhựa đón quà xinh

Kính gửi Quý Khách hàng!

Công ty TNHH sản xuất công nghiệp Phú An xin trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm của chúng tôi trong thời gian qua!

Tháng 8 này, với mong muốn dành sự tri ân tới toàn bộ khách hàng với PHÚ AN , chúng tôi xin gửi tới Quý khách hàng chương trình quà tặng “RINH THÙNG NHỰA – ĐÓN QUÀ XINH” với nội dung cụ thể như sau:
•  Thời gian bắt đầu chương trình: 01/08/2018 đến hết ngày 31/08/2018.
•  Thời gian hoàn trả quà từ ngày: 01/09/2018 đến hết ngày 30/09/2018
Đối tượng áp dụng:
Quý khách hàng có tổng giá trị đơn hàng THÙNG NHỰA (bao gồm: thùng nhựa đặc, thùng nhựa rỗng, khay linh kiện) phát sinh trong tháng 8/2018 lớn hơn hoặc bằng 20.000.000 VNĐ

 

(không áp dụng cho các mặt hàng Danpla, pallet, xe đẩy, xe nâng…)

 

Quà tặng: 1 bộ cốc thủy tinh cao cấp trị giá 500.000VNĐ (không có giá trị quy đổi thành tiền mặt)

 

Quý khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin tại Website: nhuaphuan.com.vn hoặc
liên hệ phòng Chăm Sóc khách hàng qua số điện thoại: 18001146 (Ms Kim) để biết thêm chi tiết!
Trân trọng cảm ơn  !!!

Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành nhựa

Trong thời gian tới, dự kiến ngành nhựa sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận, còn nhiều cơ hội để tiếp tục phát triển nhưng bên cạnh đó cũng sẽ phân hóa mạnh. Các doanh nghiệp có chiến lược đúng đắn, đầu tư cải tiến KHCN và phân khúc sản phẩm có tính cạnh tranh cao sẽ tồn tại, ngược lại các doanh nghiệp công nghệ lạc hậu sẽ khó có thể cạnh tranh được.

Ngày 20/6, Bộ KH&CN phối hợp với Hiệp hội Nhựa TP Hà Nội và Trung tâm Kỹ thuật chất dẻo TP Hà Nội tổ chức hội thảo “Nghiên cứu ứng dụng KHCN Giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành nhựa”.

Theo đánh giá: Ngành sản xuất nhựa Việt Nam ngày càng phát triển, nằm trong nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành nhựa tốt nhất trên thế giới, chiếm lĩnh hầu hết thị trường trong nước và từng bước đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với ngành nhựa Việt Nam hiện nay là năng lực thực tế còn thấp so với ngành nhựa của các nước trên thế giới và trong khu vực. Nguyên liệu nhập khẩu đến 75%, máy móc, khuôn mẫu phần lớn phải nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc…, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề còn thiếu. Đặc biệt, việc ứng dụng KHCN trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Trong thời gian tới, dự kiến ngành nhựa sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận, còn nhiều cơ hội để tiếp tục phát triển nhưng bên cạnh đó cũng sẽ phân hóa mạnh. Các doanh nghiệp có chiến lược đúng đắn, đầu tư cải tiến KHCN và phân khúc sản phẩm có tính cạnh tranh cao sẽ tồn tại, ngược lại các doanh nghiệp công nghệ lạc hậu sẽ khó có thể cạnh tranh được.

 

Ông Phạm Ngọc Minh, Phó vụ trưởng Cơ quan đại diện Bộ KH&CN tại TP Hà Nội cho biết: Hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm và chưa chủ động trong nghiên cứu, phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm và dịch vụ để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng làm chủ KHCN ở các doanh nghiệp cũng rất thấp chỉ chiếm 7,25% lực lượng lao động. Đây là một trong những yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ lạc hậu khoảng từ 2 đến 3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới. Máy móc, thiết bị đang sử dụng ở các doanh nghiệp chỉ có 20% hiện đại, 38% trung bình, 42% là lạc hậu; tỉ lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có 3% (tỉ lệ này ở Thái Lan là 31%, Malaysia là 51%, Singapore là 73%). Do đó, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần phải tăng cường ứng dụng KHCN vào sản xuất, kinh doanh để đảm bảo phát triển bền vững và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Sức hút của ngành nhựa trong những năm tới

Trong giai đoạn 2010 – 2015, ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất tại Việt Nam, chỉ sau viễn thông và dệt may. Trong đó có những mặt hàng nhựa có tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%. Với mức tăng trưởng như vậy, ngành nhựa được đánh giá lá một trong những ngành năng động, mũi nhọn của Việt Nam. Hiện nay, sản phẩm nhựa của Việt Nam đã xuất khẩu đến 159 thị trường trên thế giới.

Kỳ vọng trong năm 2016

Kỳ vọng lớn nhất cho ngành sản xuất nhựa Việt Nam vẫn là 3 hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Theo đó, sản phẩm Việt Nam sẽ tăng khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu sang những thị trường trên nhờ được giảm thuế từ 5% đến 0%.

Bên cạnh đó, nhờ mức tăng trưởng cao, với cơ hội mang lại từ hội nhập, đặc biệt là được hưởng nhiều lợi thế từ TPP đang khiến các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam trở lên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Tại buổi họp giới thiệu Hội chợ K 2016, do phòng Công Nghệ và Thương Mại Đức phối hợp với Messe Dueseldorf; hiệp hội nhựa Việt Nam tổ chức ngày 02/03/2016, ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch VPA cho biết thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã mua lại các công ty nhựa của Việt Nam, nhiều trường hợp không chỉ tham gia cổ phần theo dạng đầu tư, mà còn mua 100% để tham gia chi phối.

Có thể kể đến một số cái tên đã bán 100% cho đối tác Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc, như: Công ty nhựa Batico, Công ty cổ phần Nhựa bao bì Sài Gòn, công ty cổ phần Nhựa bao bì Tân Tiến…

Theo phân tích của ông Lam, ngành nhựa trong nước có mức độ tăng trưởng từ 16-18% mỗi năm, đây là mức tăng trưởng cao chỉ sau ngành viễn thông và may mặc. Nếu năm 1990, sản phẩm nhựa trên đầu người chỉ đạt 3,8 kg/năm, thì 2015 đã tăng lên 41kg/năm. Con số này vẫn còn thấp hơn gần một nửa so với các nước trong khu vực, như Thái Lan chẳng hạn.

Bên cạnh đó ngành nhựa Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ hiệp định TPP vì chỉ yêu cầu chứng minh nguồn gốc sản xuất ở Việt Nam chứ không yêu cầu chứng minh nguyên liệu đó được sản xuất tại Việt Nam

Ông lam cũng khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh các sản phảm có giá trị gia tăng cao và có sự phát triển trong tương lai, điển hình là ngành nhựa kỹ thuật cao. Điều này cần sự đầu tư nghiêm túc về công nghệ thiết bị máy móc.

hệ thống máy sản xuất nhựa

 

Vẫn còn khó khăn về nguyên liệu

Tuy nhiên, dù có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng ngành nhựa chủ yếu vẫn chỉ được biết đến như một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, vì phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu. Hiện mỗi năm ngành nhựa cần 3,5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào chưa kể hàng trăm hóa chất phụ trợ khác trong khi khả năng trong nước chỉ đáp ứng gần 900.000 tấn nguyên liệu và hóa chất phụ gia cho nhu cầu

sản phảm nhựa

Thách thức cho ngành nhựa Việt Nam khi hội nhập

Doanh nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 11% ổn định trong suốt 5 năm qua. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng ngành nhựa được dự đoán sẽ tăng lên 15%. Chỉ có điều mức độ đóng góp trong tỷ lệ tăng trưởng này sẽ không nghiêng về doanh nghiệp nội mà thuộc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. 

Với việc tham gia các hiệp định tự do hóa thương mại (FTA) song phương và đa phương, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ những ưu đãi thuế quan để thâm nhập và mở rộng thị trường, cơ hội đổi mới và nâng cấp công nghệ, tăng quy mô sản xuất từ làn sóng đầu tư và liên doanh với nước ngoài.

Khó khăn, thách thức với doanh nghiệp nội địa

Theo các chuyên gia trong ngành, tiềm năng thị trường nội địa cũng rất lớn. Lượng nhựa tiêu thụ bình quân mỗi người Việt khoảng 41kg/năm và tăng 14% mỗi năm. Dù tăng trưởng khả quan nhưng nhìn chung, doanh nghiệp nhựa vẫn còn phải đối đầu với nhiều khó khăn thách thức, nhất là khi năm 2016, hàng rào phế quan được dỡ bỏ thì áp lực cho doanh nghiệp trong nước càng lớn.

 

Ngành nhựa Việt Nam

Trong khi đó, ngành nhựa ở một số quốc gia trong khu vực ASEAN đã có trình độ sản xuất cao hơn như Thái Lan hướng sản xuất các sản phẩm nhựa công nghệ sinh học, thân thiện với môi trường, Malaysia là nơi cung cấp màng kéo nhựa polyetylen.

Xét về góc độ cạnh tranh, các doanh nghiệp nhựa hiện vẫn bị lép vế do nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, 70% còn lại đang phụ thuộc vào nhập khẩu. Bên cạnh đó, số lượng mẫu mã, chủng loại sản phẩm của ngành nhựa còn đơn điệu, chưa có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng.

Các DN ngành nhựa cho rằng, nhu cầu về vốn để đầu tư sản xuất là rất lớn, do đó rất cần có giả pháp tài chính hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thiết thực về vốn để mở rộng sản xuất, chủ động về nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, để tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp nhựa nước ngoài tại thị trường nội địa, doanh nghiệp nhựa chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phảm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật.

Tăng xuất khẩu, giảm rủi ro ngắn hạn

Theo nhận định Hiệp hội Nhựa Việt Nam, năm 2016, những khó khăn gặp phải tại thị trường nội địa vẫn chưa được tháo gỡ. Do vậy, doanh nghiệp nội vẫn ưu tiên đầu tư hoạt động xuất khẩu bao bì bởi phù hợp với năng lực. Hai thị trường tiềm năng được hướng đến nhất là thị trường châu Âu và Mỹ. Ông Trần Việt Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội Cao su – Nhựa TPHCM cho biết, tại hai thị trường này, kim ngạch xuất khẩu nhựa của nước ta chỉ mới chiếm 2% thị phần và đang được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%. Trong khi, sản phẩm cùng loại từ các nước khác nhập khẩu vào thị trường này đang bị đánh mức thuế rất cao từ 10%- 30%. Mặt khác, sản phẩm nước ta không phải cạnh tranh với sản phẩm nội địa do các doanh nghiệp sở tại có xu hướng đóng cửa hoặc chuyển đổi sản xuất do giá thành nhân công cao. Chính phủ các nước châu Âu và Mỹ cũng không dành ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực này và họ có xu hướng khuyến khích nhập khẩu thành phẩm từ những nước khác.